Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Lời Kêu gọi của Nghiệp đoàn


Những ai bị vợ hiếp hà
Nấu cơm rửa chén quét nhà kinh niên
Mau cùng kết hợp họp liền
Nghiệp Đoàn Rửa Chén ký tên vô đoàn
Cùng nhau tương trợ kết đàn
Đình công bãi thị đập bàn đập niêu
Bao năm lao động tiêu điều
Giờ đây “giải phóng” dẹp điều tai ương
Liệu hồn mấy ả cô nương
Nghiệp Đoàn sức mạnh phô trương phất cờ
Phen này quyết chẳng *** ngơ
Nhất tề nổi dậy niềm mơ bao ngày!...
Được thì nở mặt nở mày
Không thì phơi xác banh thây ngoài đồng
Tiêu Tương nợ kiếp anh hùng
Sông sâu anh nhảy quyết không dọn nhà
Bia tươi rửa hận đàn bà
Suốt đời rửa chén chẳng thà hy sinh
Lòng anh đã sớm bất bình
Từ khi kí kết cảm tình với em
Tưởng rằng mặc sức lem nhem
Ai ngờ vỡ mộng giữa đêm không đèn
Ánh trăng chưa dứt bên thềm
Nàng lôi anh dậy gấp mền gấp chăn
Lại còn la ó cằn nhằn
Bắt anh xuống bếp nấu ăn cho nàng
Còn nàng sửa soạn đoan trang
Kịp giờ để dến cửa hàng shopping
Lúc anh đi đứng thưa trình
Không nàng nổi trận lôi đình nguy to
Trước giờ anh vẫn đắn đo
Nhưng không dám nói lý do với nàng
Bây giờ đã có Nghiệp Đoàn
Hợp quần sức mạnh gấp ngàn mấy em
Thế như lửa đốt kà-lem
Có ngon chống mắt mà xem bàn cờ
Các cô dừng có ong-đơ
Mau mau đổi tánh về thờ quân phu
Sưu tầm

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Vợ và bồ



Bồ là phở nóng tuyệt vời
Vợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu.
Bồ là nơi tỏ lời yêu
Vợ là nơi trút bao nhiêu bực mình.
Bồ là rượu ngọt trong bình
Vợ là nước ở ao đình nhạt pheo.
Nhìn bồ đôi mắt trong veo
Trông vợ đôi mắt ngó theo gườm gườm.
Bồ tiêu thì chẳng tiếc tiền
Vợ tiêu một cắc thì liền kêu hoang
Bồ dỗi thì phải xuống thang
Vợ giận là mắng, là phang thêm liền
Một khi túi hãy còn tiền
Thì bồ thắm thiết kề liền bên anh
Một mai hết sạch sành sanh
Bồ đi vợ lại đón anh về nhà
Bồ là lều, vợ là nhà
Gió lớn, lều sụp, mái nhà còn kia
Vợ là cơm nguội của ta
Nhưng là đặc sản thằng cha láng giềng...
Sưu tầm

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Bài học về lòng hiếu thảo


Ba má tôi li thân với nhau từ hồi tôi vừa tròn ba tuổi.Ngày ấy ba lên sài gòn tìm việc, bỏ lại tôi và má ở nhà đối mặt với cái nghèo dai dẳng và một đống nợ nần từ những năm không may bị mất mùa.Hàng thịt heo rong ruổi trên con đường đất quen thuộc là kế mưu sinh duy nhất của má và tôi.Tôi càng lớn khôn thì đôi vai má càng thêm nặng gánh vì những khoảng chi phí cho việc ăn học của tôi. Nợ nần là vậy, khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ má để tôi phải thiếu thốn bất cứ thứ gì.Chính vì không bao giờ thiếu thốn bất cứ thứ gì nên tôi chẳng hề nhận ra được những sự khó khăn của má.Đi đâu thấy ai có gì là tôi lại về vòi vĩnh bắt má mua cho bằng được. Đã thế nếu má không mua được tôi sẽ đâm ra giận dỗi, trốn đi chơi không thèm đi học. Cứ thế sai lầm nối tiếp những sai lầm, tôi hư từ lúc nào mà tôi chẳng biết. Mãi cho đến khi có người đánh thức tôi thì tôi mới nhận ra thì ra bấy lâu nay mình bất hiếu biết nhường nào.Đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được con người mà tôi mang nặng một món nợ ơn nghĩa rất lớn : cô Đặng Thị Ngọc Bì cô chủ nhiệm lớp 3C của tôi năm nào, người đã làm thay đổi thời thơ ấu như đắm chìn trong sai lầm của tôi.....
Ngày ấy là ngày 20/11 cách đây sáu năm rồi, khi ấy tôi vẫn còn là một con bé học trò lớp ba. Trong các món quà tặng cô chủ nhiệm lớp tôi khi ấy thì món quà của tôi là có giá trị nhất. Không ít bạn phải trầm trồ xuýt xoa gói quà to đùng được gói cẩn thận trong mớ giấy kiến màu hồng xinh xắn, trang trọng. Sau khi làm lễ xong cô mở từng gói quà của chúng tôi ra xem ngay tại lớp: có bạn tặng một xắp vải hoa để cô may áo, có bạn lại tặng cục xà phòng, có bạn tặng cả dầu ăn, đường và muối nữa... Đến món quà của tôi mọi người ồ lên một tiếng bởi bên trong là một chiếc áo ấm bằng bông màu trắng rất đẹp vừa nhìn đã biết nó rất đắt tiền. Cầm món quà của tôi trên tay cô cười nhạt, nói khẽ vào tai tôi:
_"Tí nữa em ở lại gặp cô một chút".
Vài  đứa bạn học cùng lớp lườm yêu tôi :
_"Thích nhé, được cô yêu đến thế cơ mà..."
Tôi đinh ninh rằng chắc là cô thích món quà của tôi lắm nên mới bảo tôi ở lại để cảm ơn đây mà. Thế là cuối giờ khi mọi người đã về hết tôi lên thư viện để gặp cô. Một cảnh tượng đã đập vào mắt tôi, cô ngồi bên cạnh chiếc áo bông trắng đắt tiền tôi tặng ban nãy với đôi mắt đỏ hoe, lưng tròng những nước. Thoáng thấy tôi cô vội lấy vạt áo lao nước mắt và ngoắc tôi lại ngồi cạnh cô:
__ "Lại đây em, ngồi ở đây này"
Khi tôi đã ngồi xuống cô khéo léo gấp vội chiếc áo bông lại cho vào hộp và đẩy về phía tôi:
__ "Cô không nhận, em hãy mang về tặng mẹ em bà ấy mới là người xứng đáng được mặc chiếc áo đắt tiền này".
__ "Không" tôi đẩy vội cái hộp về phía cô :
__"Em tặng cô mà, sao cô lại..........  "
Tôi chưa nói hết câu cô đã ngăn tôi :
__"Không, cô không thể nhận được. Mẹ em mới là người xứng đáng được mặc nó vì bà đã lao động hết mình để có thể mua được nó. Sao em không nghĩ đến mẹ em, bà đã vất vả thế nào để nuôi em ăn học, lại còn phải lo cho em những nhu cầu quà tặng vật chất như thế này nữa. Hãy ngoảnh lại nhìn mẹ em đi, những gì mẹ đã hi sinh cho em là quá to lớn, hãy cố gắng học thật giỏi và làm một đứa con hiếu thảo đó mới chính là món quà mà cô mong muốn nhận được nhất .... và .... chắc là mẹ em cũng thế..."
 Nghe cô nói đến đây cổ họng tôi nghẹn đắng, lòng tôi thắt lại, nước mắt đổ tràn hai bờ mi và trải dài trên gương mặt ân hận non nớt của tôi. Tôi chợt chạnh lòng nhớ lại những lúc không đáp ứng được nhũng nhu cầu mà tôi đòi hỏi hình như mắt má cũng đỏ hoe như cô bây giờ....... Nghĩ đến đó tôi chỉ muốn thét lên cho đỡ xấu hổ và thẹn với lòng mình " Má ơi ...cho con xin lỗi...con nào biết rằng đằng  sau những nụ cười hạnh phúc của con là những chuỗi ngày lao động vất vả vắt cạn sức lực của má như vậy..." Rồi tôi quay sang nhìn cô, lúc này trông cô trong mắt tôi thật to lớn và vĩ đại như một bật thánh sống. Cô thật giàu lòng nhân ái khi đã cho tôi nhận ra được tôi thật bất hiếu và thờ ơ thế nào trước những sự vất vả của má.
__"Em cảm ơn cô."Tôi chỉ nói được có vậy và lẳng lặng ôm hộp quà kia ra về.
Sáng hôm sau tôi mang nó bỏ vào giỏ xe đạp của cô kèm theo một mẫu giấy:
  Cô hoàn toàn xứng đáng được nhận nó, vì cô đã dạy cho em một bài học làm người hết sức quí giá.
 Từ đó tôi không vòi vĩnh nữa, luôn biết suy nghĩ và sẽ chia giúp đỡ má. Bởi tôi hiểu cái nghèo sẽ còn đeo đẳng má con tôi dài lắm. Tôi phải cùng má vươn lên để thoát khỏi nó,vượt qua nó.
Sáu năm trôi qua, một thời gian đủ để má con tôi vượt qua khó khăn nhưng những thăng trầm trong cuộc sống càng khẳng định trong tôi giá trị về bài học ngày nào mà cô dạy: Bài học về lòng hiếu thảo.
Nếu được gặp lại cô tôi nhất định sẽ nói với cô rằng :"cảm ơn cô rất nhiều cô đã dạy cho em một đạo lí làm người cơ bản nhưng không thể thiếu ấy. Chắc chắn em sẽ không phải là một đứa con bất hiếu và hư hỏng đâu .Vì cô biết không: Cô như thế thì làm sao trò hư được ?"
Mã bài: NBTA0000358
         Tác giả: Trần Hồng Nhi(học lớp 9 trường THCS Bình Thủy, Châu Phú, An Giang

10 bài học hay từ cuộc sống


1.    Theo đuổi sự tò mò:
“Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò.”
Điều gì gợi nên tính tò mò của ta? Tôi tò mò là tại sao một người thành công còn người khác lại thất bại. Đây là nguyên nhân tại sao tôi bỏ nhiều năm trời để nghiên cứu sự thành công. Điều gì khiến ta tò mò nhất? Sự theo đuổi tính tò mò là bí quyết thành công của ta đấy.
2.    Tính kiên nhẫn là vô giá
“Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi nghiên cứu vấn đề lâu hơn thôi”
Nhờ kiên trì mà rùa đã thắng được thỏ, Ta có sẵn sàng kiên trì đến cùng để đi đến mục tiêu của mình? Người ta cho rằng giá trị của con tem chứa đựng trong khả năng dính với thứ gì đó cho đến khi nó đến được nơi cần đến. Hãy hoàn thành cuộc đua mà ta đã bắt đầu!
3.    Tập trung cho hiện tại:
“Bất cứ người đàn ông nào có thể lái xe an toàn khi đang hôn một cô gái đơn giản là vì anh ta đã không hôn nhiệt tình.”
Bố tôi nói rằng ta không thể cưỡi một lúc hai con ngựa. Tôi muốn nói rằng, ta có thể làm bất cứ điều gì nhưng không thể nào làm hết mọi việc. Hãy học cách tập trung vào công việc hiện tại, hãy chuyên tâm với những gì ta đang làm. Năng lượng của sự tập trung là sức mạnh, là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
4.    Trí tưởng tượng là sức mạnh:
Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là sự xem trước của những gì sẽ xảy ra. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức.”
Ta có sử dụng trí tưởng tượng của mình mỗi ngày không? Einstein nói rằng trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức! Trí tưởng tượng giúp ta hình dung được tương lai. Einstein nói tiếp: “Dấu hiệu thực sự của sự thông minh không phải kiến thức mà là trí tưởng tượng.” . Ta có đang tập thể dục những “cơ bắp trí tưởng tượng” hàng ngày không? Đừng để một thứ có quyền lực lớn như trí tưởng tượng ngủ yên.
5.    Hãy mắc lỗi
“ Một người không bao giờ mắc lỗi sẽ không cố tìm tòi điều mới lạ.”
Đừng bao giờ sợ bị mắc lỗi. Một sai lầm không phải là thất bại. Sai lầm sẽ giúp ta làm tốt hơn, thông minh hơn và nhanh nhạy hơn nếu như ta biết nhận lấy sai lầm một cách đúng đắn. Tôi đã từng nói rồi, và tôi sẽ nói lại lần nữa, nếu ta muốn thành công, hãy nhân gấp ba những sai lầm ta mắc phải.
6.    Sống với hiện tại:
“ Tôi không bao giờ nghĩ đến tương lai vì nó sẽ mau đến thôi.”
Cách duy nhất để hiểu được tương lai là sống càng thiết thực càng tốt trong hiện tại.
Ta không thể ngay tức thì thay đổi ngày hôm qua hay ngày mai, vì thế điều tối quan trọng là cống hiến tất cả cố gắng cho “bây giờ”. Nó là điều duy nhất có ý nghĩa, nó cũng là một thứ có một không hai.
7.    Sống có giá trị
“Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị.”
Đừng lãng phí thời gian để thành công, hãy dành thời gian tạo ra giá trị. Nếu ta sống có giá trị, thành công sẽ tìm đến. Hãy khám phá những tài năng và năng khiếu mình có, học cách làm thế nào để sử  dụng tài năng và năng khiếu của mình có lợi nhất cho mọi người. Lao động là vô cùng quý giá và thành công là thứ kéo ta tuột dốc.
8.    Đừng trông mong những kết quả khác
“Sự điên rồ: làm hoài làm mãi một việc gì đấy và trông đợi những kết quả khác”
Ta không thể nào làm những việc tương tự nhau mỗi ngày và trông mong các kết quả khác đến. Nói cách khác, ta không thể cứ tập mãi một bài thể dục và trông đợi mình sẽ hoàn toàn khác đi. Để cuộc sống thay đổi, ta phải thay đổi đến mức độ hành động và suy nghĩ của ta thay đổi thì khi đó cuộc sống sẽ thay đổi.
9.    Kiến thức là nhờ kinh nghiệm:
“Thông tin không phải là kiến thức. Nguồn duy nhất của kiến thức chính là kinh nghiệm”
Kiến thức là nhờ vào kinh nghiệm. Ta có thể trao đổi về công việc của mình, nhưng trao đổi chỉ cho ta hiểu biết triết tính về nó, ta phải bắt tay vào làm để biết xem “nó là gi”. Bài học là gì? Hãy tích lũy kinh nghiệm. Đừng giấu mình sau những thông tin nghiên cứu ấy, hãy ra ngoài và thực hiện nó và ta sẽ có được những kinh nghiệm vô giá.
10.  Hiểu rõ luật để chơi tốt hơn:
“Ta phải biết luật chơi. Và sau đó ta phải chơi tốt hơn tất cả những người khác.”
Nói một cách đơn giản, có hai điều cần ghi nhớ. Điều đầu tiên là học cách chơi của trò ta đang chơi. Nghe thì không hay lắm nhưng nó là yếu tố sống còn. Thứ hai, ta phải chắc rằng ta chơi tốt hơn bất cứ ai. Nếu như làm được hai điều này , thành công là của ta đấy! 

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG

Bài số 1: Bài học về sự quan tâm
Trong tháng thứ 2 của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp. Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy.
Bài số 2: Bài học về sự giúp đỡ
Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe.
Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe. (Mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai.
Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa. Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái tivi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: "Cảm ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà."
Cuối thư là dòng chữ: “Chân thành - Bà Nat King Cole”.
Bài số 3: Bài học về lòng biết ơn
Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.
Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.
Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.
Bài số 4: Bài học về sự tự giác và trách nhiệm
Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.
Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”. Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.
Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.
Bài số 5: Bài học về sự hy sinh
Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz - cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo.
Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát cậu bé đã trả lời rằng: “Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”.
Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu. Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?” Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta đã nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay cô.
Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh...
Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.

Bài học số 6: Hãy biết lắng nghe

Vào một đêm giáng sinh, một người đàn ông người Mỹ đáp chuyến bay trễ nhất về đoàn tụ với gia đình. Người đàn ông này đang mường tượng cảnh đoàn viên vui vẻ thì bỗng nhiên máy bay chao đảo liên hồi.
Cơ trưởng thông báo với hành khách rằng máy bay bay vào vùng thời tiết xấu và trúng phải một cơn bão lớn, có thể rơi bất cứ lúc nào. Cô tiếp viên mặt trắng bệch ra, giọng run run thông báo hành khách hãy viết di chúc cho vào một chiếc hộp đặc biệt. Nhưng may mắn thay, ngay vào thời khắc nguy hiểm này, với sự bình tĩnh và kinh nghiệm của tổ lái, máy bay đã hạ cánh an toàn.
Về đến nhà, người đàn ông Mỹ này không ngừng kể cho mọi người nghe về tai nạn và may mắn thoát chết. Thế nhưng, hình như không ai quan tâm lắm! Ngay cả vợ và con cũng bận tâm hưởng thụ không khí đêm Giáng sinh. Trong thoáng chốc anh phát hiện chẳng ai chú ý lời mình nói. Cái câu chuyện thoát chết trong gang tấc của anh và thái độ lạnh nhạt của vợ anh, của mọi người sao cách xa thế! Trong khi vợ chuẩn bị bánh kem thì người đàn ông lên gác và đã tự thắt cổ, để kết thúc sinh mạng quý báu vừa thoát chết trong chuyến bay.
Mọi người trong chúng ta trong lúc buồn, sau lúc vui đều có chung một khát vọng: Được tâm sự và được ai đó lắng nghe mình, thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ. Vâng, nếu như người vợ biết cách lắng nghe thì sẽ không có một kết cục bi thương như thế! Thực ra, “học” được cách lắng nghe không chỉ biểu hiện sự quan tâm thưong ái mà còn là “chất dầu” bôi trơn mối quan hệ đôi bên.
Bài học số 7 : Luôn có sự tốt bụng trong mỗi con người
Chiều. Chạy xe rảo quanh trung tâm thành phố, tôi dừng lại bên khoảng công viên nhỏ đối diện cổng chính nhà thờ Đức Bà, mua trái dừa tươi, chầm chậm tận hưởng vị ngọt của nó và ngắm nhìn thành phố giờ tan tầm.
Ở thành phố này, hình như mọi người đều tất bật, vì vậy muốn tìm được một góc tĩnh lặng giữa lòng thành phố không phải dễ. Đang mơ hồ thả hồn theo dòng suy nghĩ, tôi chợt thấy một chiếc xích lô chạy về hướng mình. Trên chiếc xích-lô là một người bạn nước ngoài trẻ tuổi, chắc cũng là một sinh viên như tôi. Trông chàng thanh niên này có dáng điệu rất “Tây”, mái tóc dài được cột lại gọn gàng, tai đeo khuyên, mặc quần soọc ngắn đến gối.
Xe dừng, người thanh niên ngoại quốc xuống xe và chạy về phía hàng bán nước ngay trước mặt tôi. Anh chỉ vào chai nước suối và giơ hai ngón tay. Cô bán hàng bỏ hai chai nước khoáng vào túi xốp đưa cho người thanh niên và nhận tờ 50 ngàn từ anh. Thấy không có dấu hiệu cho thấy cô bán hàng đang tìm tiền thối đưa cho mình, người thanh niên đứng yên không chịu đi.
Người phụ nữ bán hàng dường như cũng hiểu ý anh, cô hằn học rút trong túi ra tờ 10 ngàn đưa cho anh. Người thanh niên vẫn tiếp tục nhìn cô trong chốc lát rồi mới quay trở lại xe. Anh đưa một chai nước khoáng cho bác chạy xích lô đang nhễ nhại mồ hôi đứng chờ mình bên đường… Chai nước có lẽ có giá trị bằng cả buổi chiều chạy xe vất vả của bác…
Quá đủ cho một buổi chiều… Tôi tưởng như mình vừa được xem một vở kịch câm. Không có lời thoại nào vì tất cả nhân vật trong vở kịch này đều không hiểu ngôn ngữ của nhau. Người thanh niên ngoại quốc kia đã đồng cảm và chia sẻ với nỗi mệt nhọc của bác chạy xe xích lô - một người hoàn toàn xa lạ và không hiểu ngôn ngữ của anh. Còn cô bán nước, cô đã lấy lòng mến khách của người Việt chúng ta ra để chào đón một người bạn phương xa thế ư?
Chiếc xích lô chở người thanh niên ngoại quốc lại tiếp tục hòa vào dòng người đang hối hả, hối hả nối đuôi nhau…
Bài học số 8 : Hãy để tự do là người bạn tốt của chúng ta
Rose là một hoạ sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Những lúc rỗi rãi, cô thường vẽ nhiều bức tranh phong cảnh bằng màu nước rất đẹp. Cô trưng bày các tác phẩm của mình tại cuộc triển lãm nghệ thuật địa phương hay tại các phòng tranh nhỏ.
Khi gia đình hỏi thăm về công việc nghệ thuật của cô, các câu hỏi thường là "Con có bán được bức nào không? Hay "con kiếm được bao nhiêu tiền?". Rose có cảm giác mọi người không hiểu mình. Với cô việc vẽ tranh là một cách tự thể hiện và khẳng định mình. Cô không định kiếm tiền bằng việc vẽ tranh, và cô cũng chẳng mấy quan tâm đến chuyện tranh có bán được không. Cô vẽ cho chính cô chứ không vì lợi nhuận.
Rose tự hỏi: "Tại sao những người gần gũi với mình lại dường như quá xa cách và khác biệt với mình?" Những suy nghĩ này ngày càng lớn dần trong tâm trí Rose khiến cô cảm thấy ít thoải mái hơn bên gia đình. Sau đó Rose nhận ra rằng - gia đình cô chẳng thể nào đọc được những suy nghĩ của cô, vì cô đã không giải thích cho họ hiểu đâu mới là điều thật sự quan trọng với cô. 
                                            Nguồn :(Theo Inspiration and Friendship)

Con bướm

         Một người nọ tìm thấy một cái kén của con bướm . Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết sức lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Rồi con sâu có vẻ ráng hết sức mà không lọt ra nổi và nằm im như chịu thua. Động lòng thương, người nọ muốn giúp con sâu bướm, anh ta lấy mũi kéo nhỏ cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vuợt ra ngoài dễ dàng. Sau khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì lại nhỏ. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không? Mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi.
         Than ôi! Vô ích! Con bướm đã bị trọn đời tàn tật, lê lết với chiếc cánh nhỏ bé không thể bay đi được.
        Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời con bướm. Anh không biết là luật tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt ra khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi chiếc kén, bướm ta mới có đủ sức vuơn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.

Sự bình yên

           Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình.
           Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tra nh bình yên thật hoàn hảo.
          Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ơ' bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.
          Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ơ' đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.
         "Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".

Cuộc sống là những va đập

           Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.
          Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.
          Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau?
         Có thể là bạn, có thể là tôi, cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Vượt qua được gian khổ, vượt qua những cuộc thử thách, vượt qua được những nỗi đau là bạn đã tự làm hoàn thiện chân dung mình.
         Cuộc sống là vô vàn những điều biến động. Vì vậy, cho dù trong khó khăn hay trong hạnh phúc, cũng mong bạn luôn nhớ cuộc hành trình của hòn sỏi để sống tự tin hơn, để mang những yêu thương xoa dịu và làm lành những vết thương. Sự va đập của cuộc sống chẳng có gì đáng sợ đâu bạn ạ!

Câu chuyện của cây bút chì

          Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.
         Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:
        - Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất.
       Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.
        Thứ hai: cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.
        Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sữa lại là được.
        Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.
       Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

ĐIỀU HỌC TỪ CUỘC SỐNG

          Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi không thể bắt người khác yêu mến mình, tất cả những điều tôi có thể lảm là cố gắng trở thành một người đáng được yêu mến ...
          Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi có thể đúng khi giận giữ ai đó nhưng không thể chấp nhận bất cứ lý do nào cho việc tôi biến thành một kẻ tàn nhẫn với người khác ....
         Tôi đã học được từ cuộc sống: cho dù bạn bè tôi tốt như thế nào cũng sẽ có lúc họ làm tôi bị tổn thương và tôi phải biết tha thứ cho điều đó ...
        Tôi đã học được từ cuộc sống: trước khi muốn tha thứ cho người khác, tôi phải tập tha thứ cho chínn bản thân mình ...
      Tôi đã học được từ cuộc sống: khi một người không yêu mến tôi như tôi như tôi mong muốn, không có nghĩa là họ không yêu mến tôi hết lòng...
      Tôi đã học được từ cuộc sống: mình phải mất nhiều năm để tạo lòng tin nơi người khác nhưng lại có thể đánh mất nó chỉ trong một giây ...
       Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi phải luôn cẩn trọng vì những lỗi lầm tôi gây ra trong một khoảnh khắc, có thể làm tôi hối hận cả một đời ....

THEO BẠN GIA ĐÌNH LÀ GÌ

           Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau.
           Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. “Tránh xa chỗ khác” - tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy.
           Khi đã lên giường tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh nữa. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”.
           Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quỳ xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?”. Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.
Sưu tầm